Ở tuổi 82, tôi vẫn vui khỏe dù bị biến chứng tiểu đường

Đây là một bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 đã 26 năm. Ngay cả khi đã bị biến chứng võng mạc với nguy cơ mù lòa cao, bà vẫn giữ được suy nghĩ tích cực, quyết tâm điều trị để đẩy lùi bệnh tật.

Hiểu về mức độ nguy hiểm của tiểu đường ngay từ giai đoạn đầu

“Hồi ấy tôi mới 56 tuổi, đang làm công nhân trong một nhà máy sản xuất điện. Một thời gian, tôi thấy sức khỏe giảm rõ rệt, rất hay mệt mỏi và buồn ngủ. Tôi chỉ nghĩ có thể là mình bị stress quá mức do công việc, lại phải quán xuyến 3 đứa con nhỏ và chăm sóc mẹ chồng với căn bệnh mất trí nhớ ngày một trầm trọng hơn. Chỉ khi chồng tôi thúc giục đi khám, tôi mới biết, hóa ra những mệt mỏi đó là do căn bệnh tiểu đường type 2”

Việc phát hiện ra tiểu đường type 2 như một lời cảnh tỉnh đối với cô Sarita. Bởi lẽ mẹ ruột của bà cũng đã từng mắc căn bệnh này. Thật không may, bà ấy đã mất ở tuổi 65 do hôn mê.

Sarita lo sợ bệnh tiểu đường cũng sẽ rút ngắn tuổi thọ của mình. Bà ý thức rất rõ rằng bản thân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví như tiểu đường có thể gây đột quỵ, tai biến, suy thận, mù lòa hoặc là biến bà trở thành một người tàn phế.

Đó cũng chính là lý do từ khi mới được chẩn đoán tiểu đường type 2, bà đã lên kế hoạch rất chi tiết để kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.

Nỗ lực không ngừng trong suốt 26 năm điều trị bệnh tiểu đường

Đầu tiên, bà Sarita nhận thức rõ vai trò của ăn uống trong việc ổn định đường huyết. Cho dù trước đó là một người cực kỳ thèm đồ ngọt, nhưng hiện tại bà đã không còn hứng thú với những món đồ ăn vặt đó.

Phong cách nấu ăn của người Ấn Độ rất giàu bơ và dầu ăn. Tuy nhiên, bà biết quá nhiều chất béo sẽ làm cho mỡ máu của mình tăng cao và các biến chứng dễ dàng xảy đến hơn. Vì vậy, bà đã cắt giảm đến 50% lượng chất béo trước kia, thay vào đó là bổ sung nhiều rau xanh và các món nộm.

Bà cũng rất kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ban đầu, bác sĩ kê đơn cho bà thuốc Metformin liều 500mg. Nhiều người lo sợ việc dùng thuốc tây dài ngày sẽ ảnh hưởng đến gan thận nhưng Sarita lại không cho rằng điều đó là đúng.“So với lợi ích mà thuốc điều trị mang lại, những tác dụng phụ của nó chẳng đáng là gì. Hơn nữa, không phải cứ tác dụng phụ là 100% sẽ xảy ra” – bà nói.

Nhờ kiên trì và kỷ luật trong điều trị mà suốt 6 năm đầu, Sarita chỉ cần dùng đến các loại thuốc uống. Đến năm thứ 7, bác sĩ nói bây giờ, thuốc uống có thể là chưa đủ để giúp bà kiểm soát được chỉ số đường huyết và HbA1C, bà cần kết hợp với tiêm insulin nữa.

Đã biết trước việc phải tiêm insulin là quy luật tất yếu nhưng đến khi điều này xảy ra, Sarita vẫn rất lo lắng.“Tiêm insulin là một việc khó khăn và gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng mình buộc phải làm vậy để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tôi hy vọng sẽ sớm quen được với việc phải tiêm thuốc hai lần mỗi ngày”

Suy nghĩ tích cực ngay cả khi phát hiện bản thân bị biến chứng

Có lẽ, chính những thái độ tích cực trong điều trị đã khiến sức khỏe của Sarita không mấy bị ảnh hưởng do tiểu đường. Mặc dù trước đó, vào khoảng năm 2010-2011, bà đã bị biến chứng võng mạc tiểu đường, nhưng sau đó bệnh cũng thuyên giảm sau thời gian điều trị tại bệnh viện.

Mới đây, bà mới phát hiện ra, hình như cảm giác ở chân và tay đã không còn nhạy cảm như trước nữa. Đây là một trong những hậu quả của biến chứng thần kinh của tiểu đường. Vào khoảng thời gian trước, những tổn thương thần kinh này đã bắt đầu và khiến bà cảm thấy tê bì như kiến bò.

Bác sĩ nói so với những bệnh nhân khác, biến chứng này của bà đã xuất hiện muộn hơn rất nhiều rồi. Nếu bà tiếp tục giữ thói quen kỷ luật trong điều trị, kết hợp với những động tác vận động nhẹ nhàng để giảm tê bì, điều đó sẽ giúp kéo dài thời gian biến chứng trở nặng, đồng thời giảm nhẹ những khó chịu và đau đớn cho bà.

“Năm nay tôi bước sang tuổi 82. Thỉnh thoảng những vấn đề sức khỏe do bệnh tiểu đường cũng khiến tôi buồn phiền. Nhưng hàng ngày, nhìn thấy 3 đứa cháu gái nhỏ quây quần ríu rít, thỉnh thoảng trò chuyện với đứa con trai làm bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, những điều đó giúp tôi như được tiếp thêm động lực chung sống với bệnh tật. Tôi muốn mình thật khỏe mạnh để quây quần bên con cháu”

Những mong muốn rất đỗi chân thực của bà Sarita tin chắc rằng cũng là nỗi niềm của nhiều người tiểu đường khác, đặc biệt là những người bước sang tuổi 70, 80. Hy vọng câu chuyện của cô sẽ giúp chúng ta có một suy nghĩ tích cực hơn về bệnh tật. Bởi đó chính là liều thuốc bổ tốt nhất để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Gọi điện thoại
087.6666.006
Chat Zalo