Dấu hiệu mỡ máu cao và kiểm tra mỡ máu thì làm xét nghiệm gì

Mỡ máu cao là loại bệnh lý đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại hiện nay, có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh.

Khi có dấu hiệu bị mỡ máu cao, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm kiểm tra, từ đó điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,… Vậy kiểm tra mỡ máu thì làm xét nghiệm gì?

Dấu hiệu của người bị mỡ máu cao

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm là do bệnh phát triển âm thầm, người bệnh có rất ít hoặc thậm chí không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Đặc biệt hiện nay, mỡ máu cao đang có xu hướng phổ biến ở giới trẻ – đối tượng thường ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe. Khi không kiểm soát tốt, mỡ máu cao càng ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỡ máu cao là bệnh lý nguy hiểm, dễ gây nhiều biến chứng

Khi bạn đã có những triệu chứng sau nghĩa là bệnh đã xuất hiện biến chứng, việc xét nghiệm và điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Xuất hiện những cơn đau thắt ngực không thường xuyên

Đặc điểm của những cơn đau này là xảy ra trong thời gian ngắn, không thường xuyên, không cần điều trị cũng tự mất đi những dễ tái phát bất cứ lúc nào. Một số bệnh nhân cho biết, họ có cảm giác bị đè nặng ở vùng ngực, giống như bị bóp nghẹt mỗi lần từ vài phút đến vài chục phút.

Khi nghỉ ngơi, những cơn đau thắt ngực sẽ thuyên giảm, ngược lại tăng khi làm việc gắng sức. Cơn đau này có thể lan ra các cơ quan khác như: hai bên cánh tay, đau lên cổ, hàm, đau vùng dạ dày hoặc hướng ra phía sau lưng.

Dấu hiệu đau tức ngực cho thấy mỡ máu cao có thể đã gây biến chứng tim mạch

Xuất hiện ban vàng dưới da hoặc các nốt phồng to bất thường

Các vùng da bất thường này có thể xuất hiện ở khuỷu tay, ngực, lưng, gót chân, bắp đùi,… Đặc điểm của chúng là xuất hiện ngày càng nhiều nhưng ko gây đau ngứa kể cả khi chạm vào.

Dấu hiệu bất thường khác

Mỡ máu cao cũng có thể gây ra những dấu hiệu sức khỏe bất thường như: buồn nôn, đau đầu, cảm giác bứt rứt trong người, hoa mắt chóng mặt, cơ thể phì mập, hay thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức lao động,…

Những dấu hiệu mỡ máu cao này cho thấy biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cần xét nghiệm chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Kiểm tra mỡ máu thì làm xét nghiệm gì?

Kiểm tra mỡ máu thì làm xét nghiệm gì sẽ do bác sĩ chỉ định. Thông thường, xét nghiệm mỡ máu là một loại xét nghiệm riêng, bác sĩ sẽ hướng dẫn để bạn lấy máu tĩnh mạch cánh tay, sau đó đem đi phân tích các thành phần mỡ máu. Máu xét nghiệm thường được lấy vào buổi sáng, bệnh nhân chưa ăn uống gì, kết quả xét nghiệm sẽ có nhanh chóng.

Các chỉ số mỡ máu được kiểm tra trong xét nghiệm này, cho thấy bạn đang mắc bệnh mỡ máu cao bao gồm:

 Chỉ số cholesterol toàn phần: Tăng

Cholesterol toàn phần là tổng các loại cholesterol trong máu, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người như: cấu tạo nên sợi thần kinh, màng tế bào, các nội tiết tố, giúp gan sản xuất acid mật tiêu hóa,… Tuy nhiên, cholesterol toàn phần cao là dấu hiệu của người bị mỡ máu cao hoặc các bệnh lý như: xơ vữa động mạch vàng da tắc mật ngoài gan,…

Tăng cholesterol toàn phần thường gặp ở người bị mỡ máu cao

Chỉ số cholesterol toàn phần bình thường là từ 3,9 – 5,2 mmol/l. Nếu chỉ số xét nghiệm của bạn trên ngưỡng này, cần đánh giá thêm các chỉ số mỡ máu khác để chẩn đoán bệnh chính xác.

Chỉ số triglyceride: Tăng

Triglyceride là chất béo tự do, hay còn gọi là chất béo trung tính, cũng được kiểm tra và sử dụng trong chẩn đoán các bệnh rối loạn mỡ máu, hội chứng thận hư, xơ vữa động mạch, viêm tụy,…

Bình thường, triglyceride sẽ ở mức 0,5 – 2,29 mmol/l. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn trên mức này, đây là thông tin để củng cố bệnh nhân có bị bệnh mỡ máu cao và các bệnh liên quan hay không.

 Chỉ số LDL – cholesterol: Tăng

Cholesterol kết hợp với LDL – chất vận chuyển có khả năng thấm vào thành mạch nhanh, hình thành các mảng xơ vữa động mạch nên còn gọi là cholesterol xấu. Trong chẩn đoán bệnh rối loạn mỡ máu, chỉ số LDL – cholesterol thường tăng.

Mức an toàn của chỉ số LDL cholesterol là 3,4 mmol. Kết quả xét nghiệm vượt quá mức này cảnh báo nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, béo phì, tăng huyết áp,…

HDL – Cholesterol là chất béo tốt chống lại quá trình xơ vữa động mạch

Chỉ số HDL – cholesterol: Giảm

Ngược lại với LDL cholesterol, HDL cholesterol là cholesterol tốt có tác dụng chống lại quá trình xơ vữa động mạch, đẩy cholesterol dư thừa trở lại gan. Ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu, chỉ số HDL cholesterol thường giảm, cần có thêm các thông tin khác để chẩn đoán bệnh.

Chỉ số HDL cholesterol bình thường không nhỏ hơn 0.9 mmol/l.

Như vậy, xét nghiệm mỡ máu sẽ thực hiện kiểm tra cả 4 chỉ số trên hoặc một vài chỉ số cần thiết trong sàng lọc, kiểm tra hoặc chẩn đoán bệnh. Tùy từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm phù hợp.

Xét nghiệm mỡ máu để tầm soát mỡ máu cao

Với căn bệnh diễn biến lặng lẽ nhưng biến chứng nguy hiểm như mỡ máu cao, xét nghiệm tầm soát định kỳ là cần thiết. Xét nghiệm này cũng được thực hiện trong các gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ, vừa giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe bản thân, vừa thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Nên tầm soát mỡ máu cao định kỳ, nhất là các đối tượng nguy cơ cao

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm mỡ máu cũng như các xét nghiệm khác chính xác, nhanh chóng. Ưu điểm khi thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC:

  • Hệ thống máy xét nghiệm hiện đại với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) được cấp ngày 7/1/2022.
  • Các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm sẽ đem đến sự hài lòng cho người bệnh. 
  • Có áp dụng bảo lãnh viện phí của các thẻ bảo hiểm như Manulife, PVI, Bảo hiểm Bảo Việt,… giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng.
  • Chỉ với 10.000 đồng phí đi lại, khách hàng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, trả kết quả tận nhà, tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi cho bệnh nhân.

 

Gọi điện thoại
087.6666.006
Chat Zalo